Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Người nhiễm nCoV không triệu chứng và phương án dập dịch

(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)

Bài viết nhận định về người nhiễm bệnh nCoV không xuất hiện triệu chứng và đề xuất phương án dập đại dịch trong nước. Gồm những phương án cụ thể sau:

- Hạn chế và cách ly chặt 100% nguồn vào.

- Chuyển hướng xét nghiệm trên diện rộng để tìm và cô lập bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng.

- Sớm hạn chế tụ tập, đi lại, tiếp xúc trên cả nước trong 2 – 3 tuần.

Sự nguy hiểm của người nhiễm bệnh nCoV không xuất hiện triệu chứng:

Nhiều người nhiễm bệnh bị lây từ người không hề biết mình mang bệnh. Những người này bao gồm:

1. Người nhiễm trong thời gian ủ bệnh ban đầu.

2. Người nhiễm bệnh không xuất hiện triệu chứng (chiếm 17.9 - 30.8% tổng số người bệnh trong các nghiên cứu được Forbes trích dẫn và theo số liệu từ của Hàn Quốc thì có khoảng 20%). Cá biệt, 70% ca nhiễm ở thị trấn Vò, Italy, không xuất hiện triệu chứng hay triệu chứng nhẹ.

Theo The Guardian , nhóm số 2 mới là tác nhân chính âm thầm lây lan trong cộng đồng và bùng phát dịch. Lý do: Họ không thể được phát hiện ban đầu và quan trọng hơn là các F0, F1... bị lây nhiễm từ họ cũng không được xét nghiệm do chưa đạt tiêu chuẩn chiếu theo các quy trình xét nghiệm.

Bài học từ tỷ lệ tử vong thấp ở Đức

Khi số lượng kit xét nghiệm khan hiếm ở tất cả các nước thì điều này cũng dễ hiểu được, ngoại trừ Hàn Quốc và thị trấn Vò ở tâm dịch Italy. Theo tìm hiểu của cá nhân và từ bài viết Người nào cần làm xét nghiệm nCoV? , quy trình hiện tại của chúng ta cũng sẽ không xét nghiệm nhóm người này.

Tuy nhiên, chiến lược phân vùng cách ly nhóm người tiếp xúc cũng đã góp phần giảm thiểu rủi ro đáng kể. Theo tỉ lệ, với 118 (= 134 – 16) ca dương tính gần đây có thể có khoảng 26 đến 52 người thuộc nhóm số 2 đang ở ngoài.

Trung bình một người nhiễm sẽ lây cho 2.5 người trong 5 ngày và chuyện gì sẽ xảy ra nếu tất cả những người này không được xét nghiệm và cô lập? Những người không xuất hiện triệu chứng này chỉ được phát hiện bằng: Xét nghiệm trên diện rộng như Hàn Quốc hay xét nghiệm 100% như ở thị trấn Vò. Ngoài ra, từ F1 và F2 của họ:80% sẽ xuất hiện triệu chứng trong vòng 14 ngày

Sự nguy hiểm của đại dịch Covid-19

Covid-19 quá nguy hiểm, nhiều nước đã đang phải trả giá quá đắt khi xem nhẹ và không làm quyết liệt ngay từ đầu. Hiện vẫn chưa có nước nào có thể kiểm soát được dịch này khi số ca nhiễm đã tăng cao:

Trung Quốc đã đánh đổi một cái giá quá đắt trong hơn 9 tuần mới có thể kìm hãm và đạt được thành tích 5 ngày liên tiếp tính đến 23/3 không có ca lây nhiễm trong khu vực tỉnh Hồ Bắc.

Tuy nhiên 24/3 đã xuất hiện 1 ca bệnh ở Vũ Hán nên vẫn chưa thể kiểm soát được dịch trong khu vực đó. Họ đang siết cách ly nguồn vào rất chặt ở Bắc Kinh nhưng chưa đồng bộ trên khắp cả nước, nguy cơ phát sinh các ổ dịch vẫn cao với hơn 50 ca nhiễm mới mỗi ngày cả nước.

Cần lưu ý là họ đã dùng sức mạnh tập trung của cường quốc kinh tế số hai thế giới, số lượng nhân viên y tế và hệ thống y tế cho 1.4 tỷ người để xử lý cho Vũ Hán có hơn 11 triệu người.

Chiến thuật 'đánh giặc' Covid-19 của các nước

Dễ hiểu khi các nước phát triển khác như Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog Đức, và Mỹ vỡ trận. Hàn Quốc dẫn đầu thế giới rất xa trong khả năng xét nghiệm, nhưng vẫn xuất hiện trên dưới 100 ca mỗi ngày ngoài vùng cô lập, và có dấu hiệu tăng lên khi liên tiếp xuất hiện các ổ dịch mới và nguồn virus nhập từ bên ngoài vào.

Trước Việt Nam một tuần, Israel là nước đầu tiên trên thế giới yêu cầu tự cách ly 100% người nhập cảnh hôm 12/3 (109 ca) nhưng số ca nhiễm cũng tăng 8,1 lần sau 9 ngày và 20 lần sau 13 ngày (2170 ca).

Tính đến 25/3, Mỹ cũng đã phong tỏa 43% dân số cả nước. Khi không đủ nguồn lực để xét nghiệm trên diện rộng, New York chấp nhận khả năng virus sẽ lây ra 40-80% toàn dân, khả năng phong tỏa như hiện tại có thể kéo dài 4-6 tháng hoặc dài hơn, mục tiêu là giảm tối đa số người chết theo kịch bản lây nhiễm số 2 tuy nhiên số ca nhiễm vẫn tăng 200% sau mỗi 3 ngày.

Nhiều nước châu Âu đã phong tỏa toàn quốc, và rất nhiều nước đóng của biên giới nhưng số ca nhiễm vẫn cứ tăng đột biến, gần như tăng gấp đôi sau 3 ngày. Ngoài các nước vỡ trận, các nước khác không thể dập dịch trong nước cũng đã và sẽ gây thiệt hại to lớn không kém về sức khỏe, kinh tế và xã hội khi dịch bệnh kéo dài: tâm lý của người dân hoang mang, bao nhiêu công ty sẽ phá sản, bao người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, và hệ lụy suy thoái...

Do đó cuộc chiến này chỉ có thắng nhanh hoặc bại thê thảm. Tiến hành làm quyết liệt, có thể trên mức cần thiết, chịu thiệt hại kinh tế 3 tuần nhưng đảm bảo thắng thì cũng đáng để làm. Việt Nam nên làm ngay và luôn thì sẽ thành công và thiệt hại thấp nhất.

Kết luận: Khi số ca nhiễm đã tăng cao, thì nguy cơ vỡ trận gần như chắc chắn do tốc độ lây lan quá nhanh cộng thêm số ca nhiễm không có triệu chứng ở ngoài càng nhiều. Chỉ có tiến hành làm quyết liệt thì mới thành công và giảm tối đa thiệt hại.

Rủi ro của Việt Nam trong vòng 2-3 tuần tới

Tôi cho rằng là hệ thống y tế của ta chưa đáp ứng được nhu cầu bình thường của người dân. Ngày thường, tôi đã chứng kiến rất nhiều người phải chia sẻ băng ca và nằm ở các khu vực hành lang các bệnh viện công ở TP HCM, xếp hàng bốc số thứ tự từ 4h sáng để được khám chữa bệnh, số người bệnh nằm la liệt ở các phòng cấp cứu. Nếu vì dịch Covid19 này xuất hiện mà những người đó tự khỏi bệnh thì cũng đáng để xem xét.

Số ca nhiễm trong nước có thể tăng đột biến trong 2-3 tuần tới, kể từ sau khi Việt Nam hạn chế visa hôm 21/3. Tâm lý của người Việt ở nước ngoài và du học sinh đã và sẽ về nước khi nghe thông tin các bác sĩ Việt chữa trị thành công 100% trong đó có các ca khó và chữa trị miễn phí. Cộng với sự chủ quan trong khám chữa bệnh ở các nước sở tại, tình hình ở các nước, vé máy bay khuyến mãi, thăm gia đình ở Việt Nam trong thời gian phong tỏa... Xác suất của nhóm người bị nhiễm cao do các nước sở tại đã bùng phát dịch, lây nhiễm chéo ở các sân bay và trên máy bay.

Hai lối suy nghĩ về khẩu trang của người Á- Âu

Đã có hơn 350.000 người nhập cảnh (hơn 100 nghìn người từ châu Âu và Mỹ) trước ngày 20/3, trong khi số cách ly tập trung hơn 38.000.

Xác suất những người này nhiễm bệnh và lây lan trong vòng 14 ngày là không nhỏ, dẫn tới việc bỏ sót cách ly trước 21/3 như các ca 17, 34, 61, 67 và gần đây là bệnh nhân 100, phi công người Anh.

Đội ngũ y tế nhiều nguy cơ bị lây nhiễm chéo do kiệt sức vì quá tải. Quan trọng hơn và tìm ẩn nhiều rủi ro nhất là nhóm người không có triệu chứng và các F của họ dẫn đến sự bùng phát mạnh về số lượng ca nhiễm không kiểm soát.Vật tư trang thiết bị y tế nhập khẩu ngày càng khan hiếm do các nước có tiềm lực kinh tế mạnh cố gắng mua bằng được với giá thật cao để bảo vệ đất nước và hệ thống chính trị của họ.

Với 20 triệu dân, bang New York ước tính cần thêm 30.000 máy thở. Trong khi hiện đã có 6.000 máy thở. Tuy nhiên, hiện chỉ có thể mua thêm được 400 cái dù chấp nhận mua giá rất cao. Để so sánh cả nước Việt Nam với 97 triệu người, hiện chúng ta chỉ có khoảng 4,000 máy thở. Tâm lý của đại đa số dân chúng hoang mang khi số ca nhiễm càng tăng mặc dù các khu vực cách ly càng nhiều và tình hình vỡ trận ở các nước. Được biết, Chính phủ cũng đã có nhiều phương án dự phòng và tính toán kỹ khả năng đáp ứng của hệ thống y tế Việt Nam.

Tuy nhiên dựa vào bài học từ các nước và rủi ro không lường trước được từ người nhiễm bệnh không triệu chứng, chúng ta nên đi trước một bước bằng những hành động quyết liệt, có thể trên mức cần thiết để đảm bảo dập dịch trong nước thành công.

Đề xuất phương án dập dịch nhanh chóng

Việt Nam cần phải tập trung mọi nguồn lực để làm ngay trong 2-3 tuần tới, hạn chế tối đa nguồn vào, cô lập 100%, chuyển hướng xét nghiệm tìm và cách ly bằng được những người không có triệu chứng và tiến hành phong tỏa cả nước 2 -3 tuần để phòng ngừa rủi ro 100%.

Tại sao 2-3 tuần tới?

Hệ thống y tế sẽ gánh vác số lượng bệnh nhân tăng cao từ những người mới nhập cảnh trong và ngoài vùng cách ly cùng với F1, F2... của những người này. Số bệnh nhân và đội ngũ y tế bị lây nhiễm chéo.

Thời gian cần thiết để những F1, F2 lây từ những người thuộc nhóm người không có triệu chứng bột phát triệu chứng để xét nghiệm và cách ly. Số người bị lây nhiễm từ những người này còn chưa quá nhiều.

Việt Nam đã tạm dừng nhập cảnh hôm 22/3, nên cần phải quyết liệt để xử lý nhanh chóng và sớm mở cửa trở lại.

Việt Nam phải hạn chế nguồn vào và kiên định cách ly nghiêm 100%.

- Điều các chuyến bay chỉ để chuyên chở người nước ngoài về Việt Nam chữa bệnh, công tác quan trọng hay có chuyện khẩn cấp.

- Cần giám sát chặt việc tự cách ly với những người nhập cảnh gần trước 21/3, nên chuyển qua cách ly tập trung tối đa có thể.

- Tiến hành tập trung mọi nguồn lực xét nghiệm trên diện rộng để tìm và cô lập bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng ngoài vùng cách ly.

-Thay đổi quy trình xét nghiệm. Kêu gọi mọi người dân có biểu hiện đặc trưng của bệnh tiến hành khám và xét nghiệm. Họ có thể là các F của người không có triệu chứng.

- Tiến hành khoanh vùng cô lập để xác định khả năng tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch trong vòng 4 tuần trước đó. Dừng việc xét nghiệm 100% ở các sân bay và vùng cách ly như hiện tại, cứ cách ly 100% và đảm bảo hạn chế tối đa lây nhiễm chéo.

Đám cưới không vui mùa Covid-19

- Người bệnh trong khu cách ly không quan trọng, vì chỉ cần can thiệp y tế cho khoảng 20% nên chỉ xét nghiệm cho ca thuộc nhóm nguy hiểm và có triệu chứng rõ và có dấu hiệu diễn biến nặng. Nếu kết quả xét nghiệm có thể làm thay đổi phương thức điều trị thì mới nên xét nghiệm. Gần hết 14 ngày mới tiến hành xét nghiệm trước khi cho về. Dùng nguồn lực đó ưu tiên xét nghiệm và cô lập bệnh nhân bên ngoài.

Tùy vào nguồn lực, nên ưu tiên theo thứ tự sau: Nhân viên y tế và người thuộc nhóm nguy cơ cao có triệu chứng nhằm bảo vệ lực lượng nòng cốt, tránh lây nhiễm chéo và nhóm người có xác suất cao cần được chăm sóc y tế sớm. Tất cả người có triệu chứng có lịch sử dịch tễ liên quan đến người nhiễm. Người nhập cảnh trong vòng 3 tuần chưa cách ly và xét nghiệm. Các F và người ở các cụm cách ly trong nước gần đủ 14 ngày, đảm bảo họ không phải là người bệnh không có triệu chứng trước khi ra khỏi khu vực cách ly.

Người mới nhập cảnh gần đủ 14 ngày: Tiến hành như trên sau đó mới đến toàn bộ người nhập cảnh khi còn dư nguồn lực. Mục tiêu quan trọng là để tìm kiếm và cô lập tất cả những người bệnh không có triệu chứng trong nước.

Hạn chế tối đa việc ra ngoài, tiếp xúc trên diện rất rộng. Việc hạn chế di chuyển một vài nơi sẽ không thực sự hiệu quả, cũng chỉ giống như cách Trung Quốc đã làm ở Vũ Hán. Các mầm dịch từ nơi khác trong nước sẽ nhanh chóng lan tỏa trở lại sau khi gỡ bỏ lệnh cấm. Với tỷ lệ người nhiễm trên dân số chỉ bằng 40% so với Việt Nam, nhưng Ấn Độ đã quyết liệt phong tỏa cả nước với 1.3 tỷ người trong 21 ngày.

Việc số 3 sẽ gây thiệt hại nhiều về kinh tế tuy nhiên nên cân nhắc với cơ hội sau khi kiểm soát được dịch thành công trong thời gian ngắn và những thiệt hại sức khoẻ cộng đồng, kinh tế, xã hội khi tình hình dịch bệnh kéo dài (như New York).

Ngoài mục tiêu tìm kiếm người bệnh không có triệu chứng, việc này còn giúp giảm đến tối thiểu áp lực cho hệ thống y tế trong 2 tuần tới nhằm đảm bảo 100% không vỡ trận: Kêu gọi mọi người giảm thiểu tiếp xúc tối đa, hành động như mình đã vô tình mang mầm bệnh trong người và mọi người xung quanh cũng mang mầm bệnh. Bản thân bị bệnh lúc này thì chính mình và gia đình sẽ gánh vác rủi ro rất lớn. Đây chính là hành động quan trọng nhất để đảm bảo thành công của cả nước.

Liên hệ để được khám và xét nghiệm ngay nếu xuất hiện triệu chứng (ho khan, sốt, mệt mỏi và mất mùi cấp tính).

Nếu người dân mới nhập cảnh từ bất kỳ đâu trong vòng 3 tuần thì hãy nên tự cách ly 14 ngày (tốt hơn là cả gia đình) như mình đã bị nhiễm, và đặc biệt lưu ý đến triệu chứng của những người tiếp xúc gần. Liên hệ để được xét nghiệm ngay nếu mình hay người tiếp xúc gần có triệu chứng.

Tích cực ủng hộ vật chất và tinh thần đối với những đội ngũ y tế, nhất là khẩu trang N95, khẩu trang y tế nếu đã mua được trước đó, hay là kêu gọi các nguồn kinh doanh cá nhân trên mạng xã hội và nhóm kín ủng hộ, hay bán lại với giá gốc.

Các công ty xí nghiệp tham gia chống dịch bằng cách hạn chế tập trung nhân viên, chuyển qua làm online hay tốt hơn nên tạm dừng 2-3 tuần. Sau 14 ngày liên tiếp không xuất hiện ca nhiễm mới ở ngoài các vùng cách ly thì có thể tự tin tuyên bố đã kiểm soát được dịch trong nước và mọi người cả nước có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

Gỡ bỏ lệnh hạn chế nhập cảnh tuy nhiên vẫn phải tiến hành cách ly 100%, hay làm các xét nghiệm sớm 100% + cách ly nhằm đảm bảo không có mầm dịch bên ngoài vào Việt Nam.

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .

Trương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét