Với 2666 hành khách và hơn 1000 thủy thủ đoàn của du thuyền hạng sang Diamond Princess, nửa đầu tháng 2 quả là một cơn ác mộng.
Ngày 1/2, khi một nam hành khách từ Hong Kong (Trung Quốc) được xác nhận đã nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19), và người này đã ở trên tàu được 5 ngày. Chuyện gì phải đến cũng đến. Ngày 5/2 khi con tàu cập cảng Yokohama, Bộ Y tế Nhật Bản xác nhận 9 hành khách và một thủy thủ đoàn người Philippines dương tính với virus. 1 ngày sau đó, thêm 10 người dương tính. Và ở thời điểm cuối ngày 15/2, số người nhiễm đã là 356 người, chiếm 87% tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới trên toàn Nhật Bản, đồng thời biến chiếc du thuyền thành một ổ dịch lớn nhất bên Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ngoài biên giới Trung Hoa đại lục kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020.
Du thuyền Diamond Princess
Một số quốc gia trên thế giới bắt đầu lên kế hoạch tiến hành đưa công dân của họ khỏi tàu và đưa trở về nước. Như Hoa Kỳ - với hơn 400 công dân đang ở trên tàu, kế hoạch của họ sẽ bắt đầu vào tối 16/2 bằng một chuyến bay riêng. Các công dân sẽ có quyền lựa chọn đi về, hoặc không.
Có thể nói không chỉ riêng người Mỹ, bất kỳ ai trên chiếc du thuyền này cũng đang hồi hộp chờ đợi số phận của mình, đếm từng ngày để được rời con tàu. Tuy nhiên với những người Mỹ đang mắc kẹt ở đây, họ bỗng dưng rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Một mặt nếu lựa chọn ở lại, họ sẽ được tái xét nghiệm vào ngày 18/2, trả kết quả vào ngày 21. Nếu dương tính, họ sẽ được nhập viện điều trị, còn trường hợp không nhiễm bệnh sẽ chuyển đến một cơ sở cách ly khác để tiến hành các quy trình cuối cùng.
*Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đang có chuyển biến phức tạp. Theo dõi thêm tại đây.
Nhưng nếu về nước, sẽ có một đợt cách ly 14 ngày khác đang chờ đợi họ, ở San Antonio, bang Texas, hay còn gọi là... cách ly từ đầu. Họ sẽ được giữ ở một nơi tách biệt với các trường hợp cách ly trong nước trước đó.
Còn nếu chọn không về, họ cũng sẽ bị kẹt ở Nhật Bản, không thể trở về nước trong thời gia n sắp tới.
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân rời tàu, chuyển vào bệnh viện điều trị cách ly
"Chính phủ Hoa Kỳ sẽ có một chuyến bay riêng, chở công dân từ Yokohama về Mỹ vào ngày 16/2," - trích trong bức thư đại sứ quán Mỹ tại Tokyo gửi cho các hành khách. "Lần này và một vài chuyến kế tiếp là những cơ hội duy nhất để các hành khách có thể trở về Mỹ, hoặc phải đợi sớm nhất là sau ngày 4/3/2020."
"Đây là thời điểm 14 ngày sau khi các hành khách cuối cùng được dự đoán sẽ rời tàu trong ngày 19/2."
Trong thư, đại sứ quán Mỹ có cảnh báo: "các hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu Diamond Princess đang chịu rủi ro lây nhiễm rất cao" , và bởi vậy chính phủ quyết định "thực hiện các chuyến bay chuyên chở để giảm thiểu nguy cơ, và nâng cao an toàn sức khỏe cho công dân."
"Không có bất kỳ hành khách nào bị nhiễm hoặc có triệu chứng nhiễm bệnh được phép lên máy bay."
Đơn giản là... chuyển chỗ cách ly
Việc phải chuyển từ một khu vực cách ly này sang một nơi cách ly khác - dù là tại quê hương - đã khiến nhiều hành khách cảm thấy thực sự mệt mỏi. Một số thậm chí còn có cảm xúc rất tiêu cực.
Những người chờ được trở về
Trên Twitter, một nam hành khách tên Matthew Smith đã chia sẻ cảm xúc bức bối của mình, rằng anh cực kỳ thất vọng vì cách chính phủ Mỹ "xé toẹt quy trình cách ly đã phải thực hiện trên con tàu Diamon Princess."
"Nếu ở lại tàu cho đến tuần sau, chúng tôi sẽ được xét nghiệm và nhiều khả năng bản thân tôi âm tính. Nhưng chính phủ lại muốn đưa tất cả đi mà chẳng cần kiểm tra, đưa chúng tôi trở về cùng một rổ người không được xét nghiệm khác, rồi lại nhét cả lũ vào khu cách ly trong 2 tuần kế tiếp. Thật chẳng hợp lý gì hết."
Tuy nhiên, Smith sau đó chia sẻ thêm rằng anh thậm chí cũng không thể lên chuyến bay sắp tới. "Vừa nhận được tin từ đại sứ quán rằng chúng tôi sẽ không thể lên chuyến bay đó dù muốn hay không, vì có quá nhiều hành lý mang theo mà máy bay thì không có cabin chở hàng."
Tham khảo: NY Times, CNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét